Thursday, November 10, 2016

Tìm hiểu về món ăn Sashimi Nhật Bản

Sashimi được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2.5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0.5 cm, nhưng kích cỡ có thể khác nhau tuỳ vào loại nguyên liệu và người đầu bếp, ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị như wasabi, gừng và một số loại rau nhất là tía tô, bạc hà và củ cải trắng thái chỉ hoặc một số loại tảo biển.
Cũng có thể nói sashimi là “cắt thịt tươi sống ra để ăn”. Nguồn gốc tên gọi theo nghĩa đen này có thể bắt nguồn từ phương pháp thu hoạch truyền thống. Cá có “tiêu chuẩn sashimi” được bắt bằng các dây câu riêng biệt, ngay sau khi bắt được cá, người ta dùng một cái đinh nhọn đâm xuyên óc cá làm cho cá chết ngay lập tức, sau đó xếp cá vào đá xay. Quá trình này gọi là Ike jime. Vì cá chết quá nhanh như thế nên thịt nó chỉ chứa một lượng rất nhỏ axít lactic, do đó thịt cá ướp đá sẽ giữ tươi được khoảng 10 ngày mà không bị ươn, ngược lại nếu cá chết từ từ thì chất lượng sẽ giảm sút. 
Một khay sashimi trình bày cầu kỳ trong một bữa ăn tại một nhà nghỉ
Từ sashimi cũng được dùng để chỉ các món cá tươi sống khác. Nhiều người ngoại quốc thường gộp sashimi và sushi lại làm một. Thực ra hai món này hoàn toàn khác biệt nhau. Sushi là các món mà thành phần của nó có giấm gạo, cá tươi sống – theo kiểu truyền thống, nhưng cũng có nhiều loại có cả hải sản đã nấu chín, nhiều loại khác lại không có hải sản.
Một số loại hải sản mà người Nhật thường hay dùng làm sashimi là: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá saba, cá nóc, mực, bạch tuộc, tôm biển. Một số loại, chẳng hạn như bạch tuộc phải được hấp qua cho đỡ dai[cần dẫn nguồn]. Đôi khi, người Nhật còn dùng thịt ngựa, thịt gà, gan (tất nhiên đều tươi sống) và konyaku (một thứ thạch làm từ khoai) để làm sashimi. Lúc đó sẽ có các món basashi (sashimi thịt ngựa), torishashi (sashimi thịt gà), rebasashi (sashimi gan) hay konyakusashi (sashimi konyaku).
Sashimi thường là món đầu tiên trong bữa ăn trang trọng ở Nhật, nhưng cũng có thể làm món chính, ăn cùng với cơm và một chén súp Miso riêng. Nhiều người Nhật cho rằng sashimi, theo truyền thống được xem là món cá hảo hạng của ẩm thực Nhật, phải được ăn trước để tránh các món có mùi nặng làm ảnh hưởng đến khẩu vị. Trong ẩm thực, sashimi được xem là nét văn hoá Nhật đề cao sự tinh tế. Cảm giác tinh khiết có thể biến đổi từ cá hồi (loài cá không phải là truyền thống của Nhật) đến cá mực.
Miếng hải sản cắt lát, thành phần chính của món ăn, thường được bọc trong rau củ trang trí. Rau củ trang trí điển hình là củ cải trắng, củ cải Nhật (daikon) cắt sợi, cùng với một lá tía tô.
Các loại nước sốt đơn giản ăn với sashimi, như là sốt shoyu và wasabi. Người Nhật đôi khi trộn wasabi với nước tương để làm nước chấm mà khi ăn sushi thì thường không làm như thế. Những người sành ăn lại phản đối kiểu trộn wasabi vào nước tương và nói rằng làm như vậy sẽ làm giảm vị cay nồng của wasabi. Một cách khác dùng wasabi để làm dậy mùi nước tương là bỏ wasabi vào chén và xịt nước tương lên. Làm cách này thì wasabi quyện vào nước tương nhẹ nhàng tinh tế hơn. Ăn wasabi chung với sashimi (cùng với gari, gừng ngâm), ngoài việc gia tăng hương vị, còn là để diệt vi khuẩn có hại và các loại ký sinh trùng thường có ở hải sản tươi sống
Một số thành phần chính phổ biến của món sashimi là:
Cá hồi (鮭 Sake)
Mực (いか Ika)
Tôm luộc (えび Ebi)
Cá ngừ (まぐろ Maguro)
Cá saba (さば Saba)
Bạch tuộc (たこ Tako)
Cá ngừ béo (とろ Toro)
Cá đuôi vàng (はまち Hamachi)
Cá nóc (ふぐ Fugu)
Một số thành phần của sashimi, như là bạch tuộc, thỉnh thoảng được chần sơ cho bớt dai. Còn hầu hết các loại hải sản khác, như là cá ngừ, cá hồi và mực, đều ăn tươi sống.
Tataki, (たたき hay 叩き, “quét”), là một kiểu sashimi khác. Bề ngoài được làm cho tái thật nhanh còn bên trong vẫn tươi sống.
Kém phổ biến hơn, nhưng không phải là bất thường, là sashimi có thành phần là rau quả như là váng đậu (yuba) và sashimi thịt gia súc tươi, như là thịt bò hoặc thịt ngựa. Ở Nhật, “sashimi gà” (om nhẹ phía ngoài) là một món thanh tao
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Sashimi

Cách làm thịt bò kobe của Nhật bản ở Việt Nam

Thịt bò KOBE
Nguyên liệu cần có cho món ăn này
+ Rượu sake
+ Cải bẹ xanh non
+ Rượu mirin nhật
+ Bò Kobe đông lạnh
+ Nấm shiitake 
+ Nước tương Nhật
+ Tiêu xay
+ Hành tây,gừng, tỏi
Cách làm thịt bò kobe Nhật bản
Bước 1: Đầu tiên thịt bò Kobe bạn mua về đem đi rã đông tự nhiên ở nhiệt độ bình thường của môi trường, thương thì thịt bò kobe rất nhiều mỡ, bạn lựa phần thịt có nhiều mỡ phía bên ngoài để mua thôi nhé.
Bước 2: Sau đó cắt thành khúc lớn, bạn tiến hành ướp thịt với hỗn hợp sau: đường (sẽ ngon hơn khi bạn thay bằng mật ong đấy), rượu sake lạnh, rượu mirin Nhật( bạn nên tìm mua ở những cửa hàng bán đồ Nhật để mua được loại mirin chính gốc nha!), nước tương Nhật và một ít ớt bột.
Bước 3: Tiếp đến bạnh rửa sạch, bóc vỏ tỏi và gừng rồi băm nhuyễn ướp vào luôn phần thịt bò kobe trên cho thấm gia vị nhé! Đừng quên thêm hạt tiwwu xay nguyễn nữa nha!
Bước 4: Nấm shiitake bạn không nên rửa mà dùng khăn lau thật sạch vì nấm rất dễ ra nước và hấp thụ rất nhiều nước, nếu rửa khi bạn nấu sẽ không ngon. Bạn thái nấm thành miếng vừa ăn, cải bẹn xanh rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Sau đó bạn cho nấm và cải bẹ xanh vào chảo dầu nóng xào nhẹ qua và nêm chút gia vị nha.
Bước 5: Bạn tiếp tục bắt lên bếp một cái chảo lớn, bật lửa, đợi chảo nóng đều bạn cho thịt bò kobe đã ướp ngấm gia vị vào rán, cứ khoảng 4 phút thì bạn lật thịt lại để thịt chín và sếm vàng đều nha! Lưu ý sau mối lần lật thịt, bạn rưới nước ướp lên cho thịt không bị cháy và ngấm gia vị nhé! Làm liên tục như vậy từ 4-5 lần chi thịt chín đều.
Bước 6: Cuối cùng bạn cho thịt ra đĩa, xếp nấm shiitake và cải bẹ xanh đã xào vào ăn cùng.

Zashiki Warashi – bóng ma trẻ em – trung tâm tiếng Nhật jellyfish education

Zashiki Warashi – bóng ma trẻ em
Zashiki Warashi là bóng ma trẻ em sống trong những ngôi nhà lớn. Chúng được biết đến chủ yếu dưới hình dạng một bé gái khoảng 5-6 tuổi với mái tóc ngắn theo kiểu truyền thống và mặc kimono.
trung tâm tiếng nhật
Không phải ai cũng có thể nhìn thấy được Zashiki Warashi. Nhiều người cho rằng, chỉ những người sống trong ngôi nhà mà Zashiki Warashi đang trú ngụ hay trẻ con mới có thể nhìn thấy chúng.
trung tâm tiếng nhật
Giống như một đứa trẻ, Zashiki Warashi khá nghịch ngợm, thường bày ra nhiều trò tinh quái nhưng vô hại để trêu chọc và thu hút sự chú ý của mọi người.
trung tâm tiếng nhật
Zashiki Warashi được xem là có khả năng mang lại may mắn cho những người trong ngôi nhà mà chúng trú ngụ, cũng như gây ra sự lụi bại cho gia đình đó nếu chúng bỏ đi.
Truyền thuyết nói rằng, để thu hút một Zashiki Warashi đến nhà mình, bạn phải tìm ra chúng và quan tâm chăm sóc một cách nhẹ nhàng như đối với một đứa trẻ thực thụ.
Học tiếng nhật ở trung tâm tiếng nhật tại Hà Nội Jellyfish Education để bạn có thể giao tiếp tiếng Nhật thành thạo và  tự mình tìm hiểu văn hóa Nhật bản sau 3 tháng.

Funayurei – bóng ma người chết trên biển – trung tâm tiếng Nhật

Funayurei – bóng ma người chết trên biển
Funayurei là bóng ma của những người chết trên biển. Funayurei luôn cảm thấy khó chịu với cái chết đột ngột của mình giữa biển cả mênh mông nên thường tiếp cận các con tàu khác và tìm cách làm chìm tàu đó.
trung tâm tiếng nhật
Funayurei thường xuất hiện trong những ngày mưa, đêm trăng non, trăng tròn hay đêm sương mù. Những con tàu ma của Funayurei sẽ chờ các tàu đánh cá đi qua, đóng giả làm người cần sự giúp đỡ trong việc sửa chữa con tàu đang chìm của họ.
trung tâm tiếng nhật
Thủy thủ ma sẽ hỏi mượn những chiếc thùng múc nước và khi có được nó, các Funayurei sẽ ngay lập tức sử dụng nó để múc nước nhấn chìm tàu cá, giết chết tất cả mọi người trên tàu.
trung tâm tiếng nhật
Học tiếng nhật ở trung tâm tiếng nhật tại Hà Nội Jellyfish Education để bạn có thể giao tiếp tiếng Nhật thành thạo và  tự mình tìm hiểu văn hóa Nhật bản sau 3 tháng.

Tìm hiểu về Goryo – “ma quý tộc” cùng trung tâm tiếng Nhật jellyfish education

Goryo – “ma quý tộc”
Đây là một bóng ma nguy hiểm và chứa đầy sự hận thù, phẫn nộ. Goryo là “linh hồn cao quý” của các tầng lớp quý tộc đã bị đối xử tệ bạc trong cuộc sống trần gian của họ.
trung tâm tiếng nhật
Trong thời Trung Cổ ở Nhật Bản, họ tin rằng, địa vị xã hội của một con người khi còn sống quyết định sức mạnh của người đó khi chết thành ma.
trung tâm tiếng nhật
Một người có địa vị càng cao khi còn sống thì khi chết, sức mạnh hủy diệt của bóng ma của họ càng lớn. Sự phẫn nộ của họ có thể gây ra những thiên tai, thảm họa như lũ lụt, hỏa hoạn… giết chết hàng trăm người gồm cả những kẻ có tội và người vô tội.
trung tâm tiếng nhật
Tuy nhiên, cơn thịnh nộ của Goryo sẽ không thể kết thúc bằng cái chết của những kẻ làm hại họ. Cách duy nhất để “dập tắt” cơn thịnh nộ của Goryo là nhờ tới sự giúp đỡ của Yamabushi – những người có thể thực hiện các nghi lễ chế ngự linh hồn.
Học tiếng nhật ở trung tâm tiếng nhật tại Hà Nội Jellyfish Education để bạn có thể giao tiếp tiếng Nhật thành thạo và  tự mình tìm hiểu văn hóa Nhật bản sau 3 tháng.

Tìm hiểu về Ubume – linh hồn người mẹ cùng trung tâm tiếng Nhật jellyfish education

Ubume – linh hồn người mẹ
Ubume được hiểu là “người phụ nữ sinh con”. Đây là linh hồn những bà mẹ đã chết trong khi sinh, hoặc trước khi có thể nuôi con mình khôn lớn. Sức mạnh của tình mẫu tử đã giúp họ ở lại cuộc sống trần thế.
trung tâm tiếng nhật
Ubume giống như những thần bảo hộ sự an toàn cho đứa trẻ sau cái chết của mình. Ubume xuất hiện trong chiếc áo choàng trắng dài với mái tóc rối dài để xõa.
trung tâm tiếng nhật
Một trong những câu chuyện về Ubume kể lại rằng, họ ở lại thế giới thực tại để giúp những đứa con của mình khi cần thiết, mua kẹo và đồ ăn cho chúng bằng những đồng tiền mà về sau biến thành chiếc lá khô.
học tiếng nhật
Ubume sẽ cố gắng thu hút sự chú ý của một con người, dẫn người đó đến nơi đứa trẻ trú ẩn để nó có thể được chấp nhận vào xã hội con người. Lúc đó, linh hồn của người mẹ mới có thể an nghỉ.

Học tiếng Nhật ở trung tâm tiếng nhật tại hà nội jellyfish education bạn sẽ được học tiếng Nhậttừ cơ bản tới giao tiếp tiếng Nhật thành thạo sau 3 tháng

Tìm hiểu về Onryo – linh hồn trả thù cùng trung tâm tiếng nhật jellyfish education

Văn hóa dân gian Nhật Bản chứa đựng vô vàn các câu chuyện kỳ bí về ma quỷ hay những linh hồn. Bóng ma Nhật Bản (hay còn gọi là yurei) là các linh hồn không thể siêu thoát do những biến cố họ gặp phải khi còn sống.
Những khát vọng mãnh liệt về sự sống, tình yêu, sự hận thù… được cho là nguyên nhân chính ngăn cản họ đến nơi an nghỉ bình yên của các linh hồn. Cùng tìm hiểu những linh hồn đáng sợ trong văn hóa dân gian Nhật Bản qua bài viết dưới đây.
văn hóa nhật bản
+. Onryo – linh hồn trả thù
Onryo là một linh hồn trở về từ cõi âm để trả thù, được lưu truyền trong thần thoại dân gian người Nhật. Câu chuyện về Onryo bắt đầu từ khoảng thế kỉ thứ VIII.
học văn hóa nhật bản
Những bóng ma này chủ yếu đại diện cho phái nữ (rất hiếm khi bắt gặp câu chuyện về những Onryo nam), họ được xem như là người trừng phạt những kẻ lạm dụng hay đối xử tàn bạo đối với phụ nữ vô tội và yếu đuối.
Onryo trả thù bằng việc gây ra bất hạnh cho những kẻ có tội, gây thiên tai như động đất, hỏa hoạn, bão, nạn đói và bệnh dịch hạch.
học tiếng nhật
Onryo được miêu tả là những người phụ nữ da trắng với vóc dáng thanh mảnh, mặc quần áo màu trắng dính máu, lộ ra những mạch gân xanh, tím và mái tóc đen dài che kín khuôn mặt. Khi tức giận, họ để lộ ra khuôn mặt biến dạng, hay thậm chí là những khuôn mặt chỉ có miệng mà không có mắt, mũi.
trung tâm tiếng nhật
Trong thập niên 1900, Onryo trở thành một trong những huyền thoại đáng sợ nhất tại Nhật Bản và các nước châu Á khác.
Học tiếng Nhật ở trung tâm tiếng nhật tại hà nội jellyfish education bạn sẽ được học tiếng Nhậttừ cơ bản tới giao tiếp tiếng Nhật thành thạo sau 3 tháng

Các loại bánh ngọt wagashi điển hình

Wagashi là đỉnh cao nghệ thuật Nhật Bản. Chúng ta cùng điểm qua các loại wagashi để hiểu rõ hơn về nó nhé!
Mochi
banh-ngot-Mochi
Trong nghệ thuật wagashi, mochi là loại bánh cơ bản và phổ biến nhất. Mochi có công thức đơn giản từ bột gạo được nấu chín, giã nhuyễn cộng với nhân đậu đỏ và thường có hình tròn. Bột bánh mochi có nhiều màu và nhân bánh cũng hay được biến tấu với trà xanh, khoai môn, kem…
Namagashi
banh-ngot-Namagashi
Namagashi thực chất là một loại mochi đặc biệt, bởi nó mô phỏng hình dáng các loài hoa cỏ đặc trưng cho 4 mùa trên nước Nhật: Như hoa đào cho mùa xuân, quýt vàng cho mùa hạ, lá phong cho mùa thu, hoa mơ cho mùa đông… Qua namagashi, thiên nhiên Nhật Bản hiện lên sinh động, tươi đẹp và mang đậm dấu ấn của riêng mình.
Người Nhật rất chuộng dùng namagashi để đem biếu, tặng. Một hộp quà namagashi điển hình thường có đủ 4 chiếc bánh tượng trưng cho 4 mùa trong năm, với ý nghĩa cầu chúc người nhận quanh năm được yên ổn, hạnh phúc.
Namagashi mô phỏng hình dáng các loài hoa cỏ đặc trưng trên nước Nhật.
Ukishima
sakura-wagashi
Gần giống với bánh bông lan của phương Tây, ukishima được tạo nên từ bột, trứng và đường. Song bánh lại được hấp thay vì nướng và việc sử dụng nguyên liệu quen thuộc đậu đỏ đã tạo cho ukishima một phong vị Nhật Bản rất riêng. Ukishima thường có nhiều tầng, vẻ đẹp của nó được thể hiện qua cách bài trí hài hòa mà vẫn phong phú giữa các tầng bánh.
Higashi
higashi-2
Higashi còn được gọi là wagashi khô, bởi chúng được nén lại trong khuôn giống như bánh in. Higashi có vị ngọt thanh đặc trưng của đường mía wasambonto (loại đường thượng hạng quý hiếm từ quận Tokushima). Cách thức trang trí trên “bánh in” higashi rất đậm chất điêu khắc, tạo cho higashi một vẻ đẹp độc đáo giữa muôn vàn loại wagashi khác.
Higashi có vị ngọt thanh đặc trưng của đường mía wasambonto.
Manju
Manju
Vỏ bánh manju làm từ bột jojo (củ từ), ở giữa là nhân đậu, được nặn thành hình tròn gần giống với bánh bao của Việt Nam. Manju là loại bánh ưa thích của trẻ em, bởi chúng thường có hình dạng ngộ nghĩnh và bắt mắt. Loại manju nổi tiếng nhất là usagi manju – tức manju hình chú thỏ mặt trăng.
Yokan
yokan
Yokan là một loại thạch làm từ bột rau câu truyền thống ở Nhật – kanten. Điều đặc sắc nằm ở chỗ, mỗi miếng yokan trong suốt sẽ lưu giữ một “bức tranh” đầy nghệ thuật, điển hình là cách trang trí yokan với những cánh hoa đào bên trong.
Wagashi được xây dựng trên nền tảng những nguyên liệu gần gũi, quen thuộc trong đời sống Nhật Bản. Từ những điều rất giản dị như vậy, món bánh ngọt này đã thăng hoa thành một nghệ thuật rất mực trang nhã

Học tiếng Nhật ở trung tâm tiếng nhật tại hà nội jellyfish education bạn sẽ được học tiếng Nhậttừ cơ bản tới giao tiếp tiếng Nhật thành thạo sau 3 tháng

Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh ngọt wagashi

Wagashi là từ dùng để chỉ các loại đồ ngọt được trình bày đẹp mắt, mang tính thẩm mĩ cao chứ không đơn thuần là ngon miệng. Người dân xứ anh đào vốn có quan niệm mĩ học rất sâu sắc, do đó cái đẹp trở thành chuẩn mực hàng đầu trong từng lĩnh vực của đời sống Nhật Bản.
Wagashi – Bánh của giới thượng lưu Nhật Bản
Wagashi xuất hiện ở Nhật từ rất sớm, vào thời Yayoi (300 TCN – 300), với mục đích ban đầu là món ăn tế thần. Nhưng phải đến thời Edo (1603-1867), wagashi mới được phát triển thành nghệ thuật đỉnh cao.
Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh ngọt wagashi Bánh wagashi là đỉnh cao nghệ thuật ẩm thực Nhật.
Nghề làm wagashi phổ biến khắp nước Nhật, các cửa hiệu làm bánh mọc khắp Kyoto cho đến các vùng lân cận. Mục đích sử dụng bánh cũng đa dạng hơn. Chúng xuất hiện như món tráng miệng kích thích vị giác sau buổi tiệc trà thanh đạm, góp mặt vào bữa ăn của quý tộc như sự khẳng định đẳng cấp, được dùng như quà biếu trong các dịp trọng đại,…
Tới thời Minh Trị (1868-1912), chính sách ngoại giao mở cửa đã giới thiệu món bánh này đến với phương Tây. Kể từ đó, wagashi luôn được thế giới nhìn nhận như một trong những đại diện tiêu biểu cho ẩm thực Nhật Bản. nghe thuat am thuc nhat trong banh wagashi Nghệ thuật ẩm thực Nhật trong bánh ngọt wagashi
nghe-thuat-am-thuc-nhat-trong-banh-wagashi-1
Bạn đã thưởng thức món bánh hấp dẫn này chưa?
Ý nghĩa đằng sau bánh wagashi
Ở mảng ẩm thực, cái tên wagashi xuất hiện không chỉ là món bánh ngọt thông thường, mà còn là bộ môn nghệ thuật đặc biệt tinh tế và độc đáo.
Wagashi có tên Tiếng Hán là “Hòa quả Tử”, tức vẻ đẹp của tự nhiên. Do đó mỗi chiếc wagashi đều được ví như một tiểu vũ trụ tổng hòa những yếu tố tươi đẹp trong đất trời: Bột bánh thường được nhuộm màu theo các mùa trong năm, hình dạng bánh đa dạng tương ứng với các hình ảnh thiên nhiên (hoa anh đào, hoa mơ, lá phong, bông tuyết…) và đặc biệt là nhân bánh từ đậu đỏ tượng trưng cho con người đứng ở trung tâm.
Với ý nghĩa triết học phương Đông sâu sắc ẩn trong từng món ăn nhỏ bé, wagashi trở thành một nghệ thuật ẩm thực đặc trưng và đáng tự hào của người Nhật.
Nghệ thuật wagashi trong đời sống hiện đại
Ngày nay, wagashi truyền thống vẫn gắn liền với đời sống người Nhật. Một mặt wagashi tiếp tục lưu giữ những bản sắc độc đáo thời xưa, mặt khác được biến tấu cho phù hợp với đời sống công nghiệp và cả mục đích truyền bá đến nước ngoài.
Với công thức chính là những nguyên liệu quen thuộc, giản dị như: Bột nếp, bột gạo, đậu đỏ, đường mía… nghệ nhân làm bánh sẽ biến hóa thành hàng trăm tác phẩm nghệ thuật khác nhau.
Những chiếc bánh ngọt này tuy nhỏ nhưng vô cùng tinh tế và ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa thú vị đấy!
Học tiếng Nhậttrung tâm tiếng nhật tại hà nội jellyfish education bạn sẽ được học tiếng Nhật từ cơ bản tới giao tiếp tiếng Nhật thành thạo sau 3 tháng

Monday, November 7, 2016

Môn thể thao là “Vua” ở Nhật Bản

Đối với người Nhật, môn thể thao bóng chày (野球:yakyu) được ví như món ăn sashimi không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Vượt qua bóng đá là môn thể thao vẫn được ưa thích ở nhiều nước trên thế giới, bóng chày đã trở thành môn thể thao vua trên xứ sở hoa anh đào.
Giải bóng chày chuyên nghiệp của Nhật (NPB: Nippon Professional Baseball League) được chia thành 2 giải: Pacific League và Central League. Điểm khác biệt giữa 2 giải này ở chố: giải Pacific có sử dụng luật DH (Designated Hitter: chỉ định người đánh cho người ném đầu tiên) trong khi giải Central không sử dụng luật này. Đội thắng của 2 giải này sẽ gặp nhau tại Japan Series để phận định chức vô địch Nhật Bản.
1. Lịch sử bóng chày Nhật Bản:
Giải bóng chày chuyên nghiệp của Nhật bắt đầu từ năm 1937. Tuy nhiên, môn bóng chày đã được biết đến ở Nhật hơn nửa thế kỷ trước đấy. Vào khoảng những năm 1870, môn bóng chày được một số giáo viên và giáo sư Mỹ đưa vào Nhật Bản như là một công cụ để phô trương sức mạnh cơ thể và trí tuệ của các cầu thủ. Ở giải đấu đầu tiên, giải chuyên nghiệp mới chỉ có một giải và 8 đội tham gia thi đấu theo 2 mùa : mùa xuân và mùa thu. Vào năm 1950, giải mở rộng với 14 đội tham gia và từ đây được chia thành 2 giải riêng biệt với một số đội từ giải cũ chuyến sang giải mới. Sau nhiều năm, một số đội đã đổi tên so với ban đầu. Đội Bay Stars từng có tên là Whales, đội Swallows đầu tiên có tên gọi giống bây giờ nhưng vào những năm 1966 đến 1973 đã từng được đổi tên thành Atoms. Đội Marines từng được gọi là Orions, đội Buffaloes từng là Pearls, đội Blue Wave là Braves, và Fighters trước kia được gọi là Flyers.
2. Các đội bóng chuyên nghiệp:
Giải chuyên nghiệp NPB hiện có 12 đội thi đấu ở 2 giải Central League và Pacific League. Danh sách các đội như sau:
Central LeaguePacific League
Yomiuri GiantsDaiei Hawks
Hiroshima CarpSeibu Lions
Yokohoma BayStarsChiba Lotte Marines
Yakult SwallowsNippon Ham Fighters
Hanshin TigersKintetsu Buffaloes
Chuncihi DragonsOrix Blue Wave
Tên của các đội được gọi theo tên của công ty sở hữu đội bóng. Ví dụ: Yomiuri Giants thuộc sở hữu của công ty truyền thông Yomiuri phát hành tờ báo ngày nổi tiếng nhất Yomiuri Shimbun. Công ty này con sở hữu cả kênh truyền hình NTV. Đội Hiroshima Toyo Carp có tên gọi Toyo do phần lớn số cổ phần của đội thuộc về công ty sản xuất đồ trang sức Toyo Tire. Một phần cổ phần khác thuộc về thành phố Hiroshima. Đội Yokohama Bay Stars từng được sở hữu bởi công ty đánh bắt và chế biến hải sản Maruha nhưng cho đến thời gian gần đây đã thuộc sở hữu của đài phát thanh và truyền hình TBS, Tokyo. Đội Hanshin Tigers thuộc sở hữu của công ty xe điện Hanshin Railways, …vv.
Mỗi trận mỗi đội được phép sử dụng 4 cầu thủ nước ngoài: 2 cầu thủ trên sân và 2 cầu thủ ném bóng (pitcher). Mỗi đội còn có tham gia một giải thi đấu ở một giải thi đấu nhỏ khác có thể là Eastern League hoặc Western League. Ở giải này các đội có thể sử dụng số lượng các cầu thủ nước ngoài tùy thích.
3. Số trận một giải:
Cho đến năm 2000, các đội thường chơi từ 130 đến 135 trận một mùa. Tuy nhiên, từ mùa bóng năm 2001 đến nay, các đội thi đấu 140 trận trong một mùa giải. Các trận đấu sẽ phân định thắng thua sau 9 vòng đấu (回) Ở mỗi vòng đấu 2 đội sẽ thay phiên nhau đánh và phòng thủ: một đội đánh và một đội phòng thủ. Sau khi đội đánh có 3 cầu thủ bị ra ngoài, 2 đội sẽ đổi vị chí cho nhau để tiếp tục. Lượt đi của mỗi vòng được gọi là Omote (表), còn lượt về được gọi là Ura (裏 hoặc ウラ). Sau 9 vòng đấu nếu không phân biệt được thắng bại trận đấu sẽ kéo dài cho đến khi nào có đội thắng. Tuy nhiên, nếu sau 15 vòng đấu mà vẫn chưa phân định thắng bại thì trận đấu sẽ được tính là Hòa (Hikiwake: 引き分け). Các đội ở 2 giải Central League và Pacific League không thi đấu với nhau ngoại trừ tại các trận đấu của các ngôi sao (all-star games) và trận tranh chức vô địch Nhật Bản (Japan Series).
4. Trận đấu của các Ngôi sao:
Ở mỗi mùa thi đấu 2 giải Central League và Pacific League sẽ chọn ra 28 cầu thủ xuất sắc nhất tạo thành 2 đội thi đấu với nhau. Trong số 28 cầu thủ của giải Central League, cổ động viên bầu 11 cầu thủ, 17 cầu thủ còn lại do các huấn luyện viên chọn. Ỏ giải Pacific League các cổ động được bầu 12 cầu thủ (thêm một cầu thủ DH), số còn các huấn luyện viên bình chọn. Các đội bóng ngôi sao này tranh tài ở 2 hoặc 3 trận đấu vào đầu tháng 7 tại các sân khác nhau để phân thắng bại. Các cầu thủ của mội đội sẽ được chơi ở một số vòng đấu của một số trận đấu.Sau mỗi mùa thi đấu, khoảng 200 chuyên gia sẽ bỏ phiếu bình chọn ra 9 cầu thủ xuất sắc nhất ở 9 vị trí trên sân của mỗi giải để trao danh hiệu “Best Nine Awards”.
5. Giải thưởng:
Ngoài các giải như Chiếc Găng vàng (Gold Glove), Cầu thủ xuất sắc nhất (MVP: Most Valuable Player) hay Tân binh xuất sắc của năm (Rookie of the Year) giống như giải nhà nghề của Mỹ, giải chuyên nghiệp của Nhật còn trao thêm giải Sawamura Award cho cầu thủ ném bóng từ đầu trận xuất sắc nhất (the best starting pitcher). Cầu thủ này phải là người tham gia ném ở nhiều vòng đấu nhất và có số trận thắng nhiều nhất. Tuy nhiên, giải thưởng này sẽ không được trao nếu không chọn được cầu thủ xuất sắc nhất. Khoảng 40% giải thưởng MVP được trao cho các cầu thủ ném bóng. Giải thưởng MVP thường được chọn ra từ các cầu thủ của 2 đội vô địch và thường được chọn từ đội vô địch giải Central League.
6.Theo dõi trận đấu:
Các trận đấu thường diễn ra ở một số thành phố lớn như Tokyo hay Osaka do một số thành phố nhỏ không có các đội bóng riêng của mình. Như vậy, nhiều người đặc biệt là dân tại các vùng nông thôn có thể sẽ không có các đội bóng chủ nhà và không thể theo dõi các cầu thủ thi đấu trực tiếp. Để tránh sự bất lợi này tất cả các đội sẽ chơi 10-15 trận được thi đấu trên sân nhà “ngoài đường” (on the road) để dân chúng có thể theo dõi tận mắt các trận đấu. Các trận đấu trên các sân nhỏ tại các công viên hẻo lánh này không có bảng điểm điện tử và thậm trí không có cả đèn cao áp để thi đấu ban đêm.
7. Sân đấu:
Bảy trong số 11 sân đấu được xây từ năm 1988 đến 1999. (Hai đội Giants và Fighters chung nhau sân Tokyo Dome). 6 trong số này là sân đất cỏ: các đường chạy, điểm ném bằng phủ bằng đất cát; phần còn lại là cỏ. Một sân có kích thước 309-320 feet dọc theo các đường biên, 340-350 feet tới straightaway phải hoặc trái, 360-365 feet tới the gaps, và 400 tới dead center. Các sân đều có hàng rào cao 13 feet ngăn cách cầu thủ và khán giả.
8. Một số thuật ngữ bóng chày trong tiếng Nhật
Senshu (選手)playercầu thủ
Toshu (投手)pitcherngười ném bóng
Dasha (打者)batterngười đánh bóng
Ichirui (一塁)first baselũy thứ nhất
Nirui (二塁)second baselũy thứ hai
Sanrui (三塁)third baselũy thứ ba
Daseki (打席)at batmột lượt đánh
Sefusavecầu thủ đội tấn công chạy được về lũy an toàn
Outooutcầu thủ đội tấn công không kịp chạy được về lũy
Anda (安打)a base hitmột cú đánh thành công, người đánh chạy được về lũy
Naiya Anda (内野安打)infield hitmột cú đánh thành công, bóng rơi trong sân
Niruida (二塁打)a doublesau khi đánh người đánh chạy được về lũy thứ hai
Sanruida (三塁打)a triple sau khi đánh người đánh chạy được về lũy thứ ba
Honruida (本塁打)home runbóng rơi ngoài sân, người đánh chạy được một vòng
Raito-mae (ライト前)basehit to rightbóng đánh sang bên phải sân
Senta-mae (センター前)basehit to centerbóng đánh vào giữa sân
Refuto-mae (レフト前)basehit to leftbóng đánh sang bên trái sân
Stretofastball, straight ballbóng bay thẳng
Kaabucurvebóng bay hình vòng cung
Fohkuforkballbóng không xoáy, rơi nhanh trước mặt ngưừoi đánh
Henkakyuu (変化球)breaking ballbóng bay đổi chiều
Suraidasliderbóng bay chệch như trựot theo chiều ngang
Hikume (低め)a pitch that is downbóng bay thấp
Kikenkyuua pitch that is upbóng bay cao, nguy hiểm
Dead booru (死球)a pitch that hits a batterbóng chết, bay trúng người đánh