Wednesday, December 14, 2016

第44課:この写真みたいにしてください。

44課:この写真みたいにしてください。
文法(NGỮ PHÁP
  1. 「~すぎる」
  2. Cấu trúc: “ quá ~ ”
hoc-tieng-nhat-jellyfish-education-15-12-2016
  1. Biểu thị sự vượt quá giới hạn cho phép của một hành vi hoặc một trạng thái.
    Cách sử dụng.
  • Thường nói về những điều không tốt.
  • Ngôi nhà này tiền thuê nhà quá đắt.
この家の家賃は高すぎます。
  • Vì quyển sách giải thích quá phức tạp nên không hiểu cách sử dụng.
説明書が複雑すぎますから、使い方がわからないんです。
  • Hôm qua , vì uống quá nhiều rượu nên đau đầu.
 昨日、お酒を飲みすぎましたから、頭が痛くなります。
  1. 「~やすい/ にくい」
  2. Cấu trúc : “ dễ / khó làm cái gì đó”
hoc-tieng-nhat-jellyfish-education-1-15-12-2016

  1. Dùng để biểu thị việc làm một việc gì đó khó hay dễ.
    Cách sử dụng
  • Cái bút bi này dễ viết.
このボールペンは書きやすいです。
  • Ngữ pháp này vì giải thích phức tạp nên khó hiểu.
この文法は説明が複雑ですから、分かりにくいです。
  • Ngã tư này dễ xảy ra tai nạn giao thông.
この交差点では車の事故がよく起きやすいです。
  • Dùng để biểu thị tính chất của chủ thể ( người, vật) là dễ hay khó thay đổi, hoặc biểu thị một việc gì đó là dễ hay khó xảy ra.
  • Mùa thu thì thời tiết dễ thay đổi.
秋は天気がよく変わりやすいです。
  • Ngày mưa thì đường dễ bị trơn trượt.
雨の日は道がよくすべりやすいです。
  • Áo khoác này vào ngày mưa khó khô.
この上着(うわぎ)は雨の日には乾(かわ)きにくいです。
  • Cách chia giống tính từ đuôi  
  • Cứ uống cà phê thì lại khó ngủ.
コーヒーを飲むと、寝にくくなります。
  • Quyển từ điển này thì dễ sử dụng và nhẹ.
このじしょは使(つか)いやすくて、軽(かる)いです。

3.「~します」
  1. Cấu trúc : “ làm cho ~”
hoc-tieng-nhat-jellyfish-education-2-15-12-2016
b.Cách sử dụng.
  • Biểu thị việc ai đó đã làm biến đổi một đối tượng nào đó.
  • Cái quần này vì quá dài nên hãy làm cho nó ngắn lại.
このズボンは長すぎますから、短(みじか)くしてください。
  • Vì âm thanh to nên hãy làm cho nhỏ lại.
音が大きいですから、小さくしてください。
  • Ngày mai vì bố mẹ tôi đến chơi nên tôi sẽ làm sạch phòng.
明日、両親が遊びに来ますから、部屋をきれいにします。
4.「~します」
  1. Cấu trúc : “ chọn ~”

hoc-tieng-nhat-jellyfish-education-3-15-12-2016

b.Cách sử dụng.
  • Dùng để biểu thị sự lựa chọn hoặc quyết định.
  • Bạn chọn trà hay cà phê? Tôi chọn cà phê.
コーヒーにしますか、お茶にしますか。コーヒーにします。
  • Chuyến du lịch bạn đã quyết định là khi nào? Tôi quyết định là ngày 25 tháng này.
旅行はいつにしますか。今月の25日にします。
  • Bữa ăn bạn sẽ chọn bữa ăn Nhật hay bữa ăn Tây?
食事は和食にしますか、洋服にしますか。


5Cách biến đổi tính từ thành phó từ.
 hoc-tieng-nhat-jellyfish-education-4-15-12-2016

  • Khi biến đổi tính từ như trên chúng ta sẽ được các phó từ tương ứng.
  • Hãy viết chữ cẩn thận
字を丁寧(ていねい)に書いてください。
  • Chúng ta cùng nói nhỏ lại một chút nào.
もう少し静かに話しましょう。
  • Xin làm ơn giải thích cụ thể hơn được không ạ?
もっと細かく説明していただけませんか。
Hãy nhanh tay tới trung tâm tiêng Nhật tốt nhất Việt Nam jellyfish education để đăng ký nào

Wednesday, December 7, 2016

CHỨNG CHỈ N3 VÀ GIAO TIẾP THÀNH THẠO N3 KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

CHỨNG CHỈ N3 VÀ GIAO TIẾP THÀNH THẠO N3 KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
Thông thường, người học cần 9 tháng học liên tục để có thể đạt được chứng chỉ năng lực tiếng Nhật N3. Tuy nhiên, không phải cũng đủ tự tin giao tiếp với người Nhật trong cuộc sống cũng như trong công việc. Thực tế, trong quá trình tư vấn và tuyển sinh các lớp giao tiếp ở trình độ N3 tại Jellyfish, khoảng 80% học viên đã có chứng chỉ N3 không vượt qua được bài kiểm tra đầu vào, thậm chí kết quả kiểm tra chỉ tương đương với trình độ giao tiếp ở N4.
Tại sao vậy? Do đặc điểm tiếng Nhật, do đặc trưng bài thi cấp chứng chỉ hay do người học?
Tất cả các lý do trên đều đúng, tuy nhiên phần nhiều nằm ở đặc điểm tiếng Nhật và đặc trưng của kỳ thi cấp chứng chỉ. Hai yếu tố này trực tiếp ảnh hường đến phương pháp học, phương pháp luyện thi của người dạy và người học, chủ yếu thiếu chú trọng phát triển kỹ năng nói – Kaiwa(会話) và kỹ năng viết – sakubun (作文). Kế đến là thói quen học ngoại ngữ của người Việt.
Lý do 1: Đặc điểm “tiếng Nhật”
Khác với Tiếng Anh – ngôn ngữ tượng thanh (nghe là hiểu), tiếng Nhật là ngôn ngữ tượng hình (nhìn là hiểu). Học từ vựng tiếng Nhật là phải học từng chữ, đặc biệt khi học Hán tự – Kanji. Do đó, để “Đọc hiểu tiếng Nhật”, người học mất khá nhiều thời gian học ngữ pháp, từ vựng đặc biệt là chữ Kanji. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian gần 1 năm, thật khó để người học có thể học tất cả các kỹ  năng nói và viết.
Đồng thời, “Học sử dụng kính ngữ” trong tiếng Nhật cũng là 1 thách thức đối với người học. Chính vì vậy, đa phần học viên tiếng Nhật bỏ qua phần này, trong khi người Nhật đánh giá rất cao người nước ngoại sử dụng được kính ngữ trong giao tiếp với họ.
Lý do 2: Đặc trưng bài thi năng lực tiếng Nhật
Khác với các bài thi cấp chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOFLE …tổng hợp 4 kỹ năng “Nghe – nói – đọc – viết”, đề thi năng lực tiếng Nhật JLPT cũng có 4 phần chính “Từ vựng (語彙) – Ngữ pháp (文法) – đọc hiểu (読解)- Nghe hiểu (聴解)”, và không có phần thi “nói và viết.”
Điều này dẫn đến việc: Để thi đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật, người học không cần phải tập trung vào luyện nói và viết.
Lý do 3: Thói quen học ngoại ngữ của người Việt.
  • Lệ thuộc khá nhiều vào người dạy
Không phải ai cũng đủ điều kiện để học cùng người bản ngữ. Nhiều người học đổ lỗi cho việc không giao tiếp được là do môi trường học – không được học cùng người bản ngữ. Điều này hoàn toàn không đúng bởi lẽ, hệ thống internet cho phép chúng ta tiếp cận với tiếng bản ngữ không mất tiền và đây cũng là nguồn tài liệu cực kỳ hữu dụng ở mọi trình độ. Thực tế, có nhiều người chủ yếu tự học ngoại ngữ từ Internet.
  • “Sợ nói sai”: Ai cũng muốn nói thành thạo, nhưng không phải ai cũng hiểu rằng trước khi thành thạo thì phải trải qua giai đoạn “không thành thạo” – tức là nói sai. Có sai thì mới có đúng. Cho nên “nói sai” có vai trò rất quan trọng để học “nói đúng”.
  • Kết luận: Ưu tiên hàng đầu đối với người học tiếng Nhật đó là thi đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật N3, tạo lợi thế tìm việc làm trong các doanh nghiệp Nhật. Tiếp đến nên tự học hoặc đăng ký 1 khóa học giao tiếp N3 với giáo viên người bản ngữ tại các trung tâm tiếng Nhật uy tín.
Khóa luyện thi và giao tiếp N3 tại Jellyfish có gì đặc biệt?
Tại Jellyfish, chất lượng đầu ra luôn là mục tiêu giảng dạy và là tiêu chí hàng đầu. Đứng ở vị trí người học, Jellyfish hiểu người học cần gì ở những khóa học mà  học viên đăng kí. Vì vậy, đối với các khóa học tại Jellyfish nói chung và khóa giao tiếp , luyện thi riêng, Jellyfish luôn đặt ra những tiêu chi mà học viên sẽ đạt được sau mỗi khóa học.
Với khóa Giao tiếp: là khóa học để tăng kĩ năng nghe nói thành thạo,vì vậy để đảm bảo chất lượng đầu ra của học viên, ngoài việc khóa học học với 100% giáo viên Nhật Bản , Jellyfish tổ chức buổi test trình độ đầu vào để sắp xếp vào lớp phù hợp với khả năng của từng học viên. Như vậy, chất lượng đầu ra sẽ được đảm bảo hơn so với việc tuyển một cách “ồ ạt” theo nhu cầu của học viên mà chưa biết trình độ hiện tại của học viên đó.
IMG_7932
(Giáo viên Nhật Bản tại Jellyfish)
Với khóa Luyện Thi : Với sự kết hợp giảng dạy bởi giáo viên Việt Nam và giáo viên Nhật Bản, kết thúc khóa học, học viên không những đỗ chứng chỉ N3 hoặc tương đương mà còn  nâng cao khả năng giao  tiếp của mình. Với lộ trình học 3.5 tháng, học viên sẽ được ôn lại kiến thức N4, học kiến thức N3 và luyện đề.
^D6F997C892FD007E6374688B68E532ED164B82E2F4FB0FC31E^pimgpsh_fullsize_distr
( Giáo viên Việt tại Jellyfish – Chứng chỉ N1 JLPT)
Tham khảo thêm về lớp luyện thi và giao tiếp N3 tại Jellyfish Education tại đậy:

Thursday, November 10, 2016

Tìm hiểu về món ăn Sashimi Nhật Bản

Sashimi được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2.5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0.5 cm, nhưng kích cỡ có thể khác nhau tuỳ vào loại nguyên liệu và người đầu bếp, ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị như wasabi, gừng và một số loại rau nhất là tía tô, bạc hà và củ cải trắng thái chỉ hoặc một số loại tảo biển.
Cũng có thể nói sashimi là “cắt thịt tươi sống ra để ăn”. Nguồn gốc tên gọi theo nghĩa đen này có thể bắt nguồn từ phương pháp thu hoạch truyền thống. Cá có “tiêu chuẩn sashimi” được bắt bằng các dây câu riêng biệt, ngay sau khi bắt được cá, người ta dùng một cái đinh nhọn đâm xuyên óc cá làm cho cá chết ngay lập tức, sau đó xếp cá vào đá xay. Quá trình này gọi là Ike jime. Vì cá chết quá nhanh như thế nên thịt nó chỉ chứa một lượng rất nhỏ axít lactic, do đó thịt cá ướp đá sẽ giữ tươi được khoảng 10 ngày mà không bị ươn, ngược lại nếu cá chết từ từ thì chất lượng sẽ giảm sút. 
Một khay sashimi trình bày cầu kỳ trong một bữa ăn tại một nhà nghỉ
Từ sashimi cũng được dùng để chỉ các món cá tươi sống khác. Nhiều người ngoại quốc thường gộp sashimi và sushi lại làm một. Thực ra hai món này hoàn toàn khác biệt nhau. Sushi là các món mà thành phần của nó có giấm gạo, cá tươi sống – theo kiểu truyền thống, nhưng cũng có nhiều loại có cả hải sản đã nấu chín, nhiều loại khác lại không có hải sản.
Một số loại hải sản mà người Nhật thường hay dùng làm sashimi là: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá saba, cá nóc, mực, bạch tuộc, tôm biển. Một số loại, chẳng hạn như bạch tuộc phải được hấp qua cho đỡ dai[cần dẫn nguồn]. Đôi khi, người Nhật còn dùng thịt ngựa, thịt gà, gan (tất nhiên đều tươi sống) và konyaku (một thứ thạch làm từ khoai) để làm sashimi. Lúc đó sẽ có các món basashi (sashimi thịt ngựa), torishashi (sashimi thịt gà), rebasashi (sashimi gan) hay konyakusashi (sashimi konyaku).
Sashimi thường là món đầu tiên trong bữa ăn trang trọng ở Nhật, nhưng cũng có thể làm món chính, ăn cùng với cơm và một chén súp Miso riêng. Nhiều người Nhật cho rằng sashimi, theo truyền thống được xem là món cá hảo hạng của ẩm thực Nhật, phải được ăn trước để tránh các món có mùi nặng làm ảnh hưởng đến khẩu vị. Trong ẩm thực, sashimi được xem là nét văn hoá Nhật đề cao sự tinh tế. Cảm giác tinh khiết có thể biến đổi từ cá hồi (loài cá không phải là truyền thống của Nhật) đến cá mực.
Miếng hải sản cắt lát, thành phần chính của món ăn, thường được bọc trong rau củ trang trí. Rau củ trang trí điển hình là củ cải trắng, củ cải Nhật (daikon) cắt sợi, cùng với một lá tía tô.
Các loại nước sốt đơn giản ăn với sashimi, như là sốt shoyu và wasabi. Người Nhật đôi khi trộn wasabi với nước tương để làm nước chấm mà khi ăn sushi thì thường không làm như thế. Những người sành ăn lại phản đối kiểu trộn wasabi vào nước tương và nói rằng làm như vậy sẽ làm giảm vị cay nồng của wasabi. Một cách khác dùng wasabi để làm dậy mùi nước tương là bỏ wasabi vào chén và xịt nước tương lên. Làm cách này thì wasabi quyện vào nước tương nhẹ nhàng tinh tế hơn. Ăn wasabi chung với sashimi (cùng với gari, gừng ngâm), ngoài việc gia tăng hương vị, còn là để diệt vi khuẩn có hại và các loại ký sinh trùng thường có ở hải sản tươi sống
Một số thành phần chính phổ biến của món sashimi là:
Cá hồi (鮭 Sake)
Mực (いか Ika)
Tôm luộc (えび Ebi)
Cá ngừ (まぐろ Maguro)
Cá saba (さば Saba)
Bạch tuộc (たこ Tako)
Cá ngừ béo (とろ Toro)
Cá đuôi vàng (はまち Hamachi)
Cá nóc (ふぐ Fugu)
Một số thành phần của sashimi, như là bạch tuộc, thỉnh thoảng được chần sơ cho bớt dai. Còn hầu hết các loại hải sản khác, như là cá ngừ, cá hồi và mực, đều ăn tươi sống.
Tataki, (たたき hay 叩き, “quét”), là một kiểu sashimi khác. Bề ngoài được làm cho tái thật nhanh còn bên trong vẫn tươi sống.
Kém phổ biến hơn, nhưng không phải là bất thường, là sashimi có thành phần là rau quả như là váng đậu (yuba) và sashimi thịt gia súc tươi, như là thịt bò hoặc thịt ngựa. Ở Nhật, “sashimi gà” (om nhẹ phía ngoài) là một món thanh tao
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Sashimi

Cách làm thịt bò kobe của Nhật bản ở Việt Nam

Thịt bò KOBE
Nguyên liệu cần có cho món ăn này
+ Rượu sake
+ Cải bẹ xanh non
+ Rượu mirin nhật
+ Bò Kobe đông lạnh
+ Nấm shiitake 
+ Nước tương Nhật
+ Tiêu xay
+ Hành tây,gừng, tỏi
Cách làm thịt bò kobe Nhật bản
Bước 1: Đầu tiên thịt bò Kobe bạn mua về đem đi rã đông tự nhiên ở nhiệt độ bình thường của môi trường, thương thì thịt bò kobe rất nhiều mỡ, bạn lựa phần thịt có nhiều mỡ phía bên ngoài để mua thôi nhé.
Bước 2: Sau đó cắt thành khúc lớn, bạn tiến hành ướp thịt với hỗn hợp sau: đường (sẽ ngon hơn khi bạn thay bằng mật ong đấy), rượu sake lạnh, rượu mirin Nhật( bạn nên tìm mua ở những cửa hàng bán đồ Nhật để mua được loại mirin chính gốc nha!), nước tương Nhật và một ít ớt bột.
Bước 3: Tiếp đến bạnh rửa sạch, bóc vỏ tỏi và gừng rồi băm nhuyễn ướp vào luôn phần thịt bò kobe trên cho thấm gia vị nhé! Đừng quên thêm hạt tiwwu xay nguyễn nữa nha!
Bước 4: Nấm shiitake bạn không nên rửa mà dùng khăn lau thật sạch vì nấm rất dễ ra nước và hấp thụ rất nhiều nước, nếu rửa khi bạn nấu sẽ không ngon. Bạn thái nấm thành miếng vừa ăn, cải bẹn xanh rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Sau đó bạn cho nấm và cải bẹ xanh vào chảo dầu nóng xào nhẹ qua và nêm chút gia vị nha.
Bước 5: Bạn tiếp tục bắt lên bếp một cái chảo lớn, bật lửa, đợi chảo nóng đều bạn cho thịt bò kobe đã ướp ngấm gia vị vào rán, cứ khoảng 4 phút thì bạn lật thịt lại để thịt chín và sếm vàng đều nha! Lưu ý sau mối lần lật thịt, bạn rưới nước ướp lên cho thịt không bị cháy và ngấm gia vị nhé! Làm liên tục như vậy từ 4-5 lần chi thịt chín đều.
Bước 6: Cuối cùng bạn cho thịt ra đĩa, xếp nấm shiitake và cải bẹ xanh đã xào vào ăn cùng.