Monday, November 7, 2016

5 điều thú vị về Nhật Bản khiến bạn yêu đất nước này

Tuy có vài điều hơi kỳ lạ, nhưng nó lại càng khiến bạn thêm yêu và muốn đến Nhật Bản ngay lập tức.
Nhật Bản quả thật là một trong những quốc gia mà ai cũng ao ước được đặt chân tới một lần. Không chỉ vì để thỏa mãn thú vui du lịch, mà Nhật Bản còn là nơi nhất định phải ghé dành cho những ai đam mê khám phá văn hóa. Đất nước này là nơi có những nét văn hóa vô cùng độc đáo, không thể tìm thấy được ở bất kỳ một quốc gia nào khác.
 Nếu bạn không tin thì có thể xem qua 6 điều thú vị dưới đây khi nhắc đến Nhật Bản nhé!
1: Ở Nhật bóng chày là “vua”
văn hóa nhật bản
Giải bóng chày chuyên nghiệp của Nhật bắt đầu từ năm 1937. Tuy nhiên, môn bóng chày đã được biết đến ở Nhật hơn nửa thế kỷ trước đấy. Vào khoảng những năm 1870, môn bóng chày được một số giáo viên và giáo sư Mỹ đưa vào Nhật Bản như là một công cụ để phô trương sức mạnh cơ thể và trí tuệ của các cầu thủ. Ở giải đấu đầu tiên, giải chuyên nghiệp mới chỉ có một giải và 8 đội tham gia thi đấu theo 2 mùa : mùa xuân và mùa thu. Vào năm 1950, giải mở rộng với 14 đội tham gia và từ đây được chia thành 2 giải riêng biệt với một số đội từ giải cũ chuyến sang giải mới. Sau nhiều năm, một số đội đã đổi tên so với ban đầu. Đội Bay Stars từng có tên là Whales, đội Swallows đầu tiên có tên gọi giống bây giờ nhưng vào những năm 1966 đến 1973 đã từng được đổi tên thành Atoms. Đội Marines từng được gọi là Orions, đội Buffaloes từng là Pearls, đội Blue Wave là Braves, và Fighters trước kia được gọi là Flyers
Đối với những quốc gia khác, bóng đá được xem là môn thể thao vua không có bất cứ môn nào có thể so sánh được thì ở Nhật lại khác. Ở đây, bóng chày mới thật sự là môn thể thao mà cả quốc gia đều hướng đến. 
Hầu như tất cả mọi trận đấu bóng chày từ lớn đến nhỏ ở Nhật Bản lúc nào cũng được đặt kín chỗ và có rất nhiều hoạt động tuyên truyền đi kèm hướng đến tinh thần yêu thể thao, yêu bóng chày của người Nhật. Những anh chàng cầu thủ bóng chày ở đây luôn được xem là “super star” hay những người hùng làm nên lịch sử.
2: Người Nhật yêu mèo một cách kỳ lạ
văn hóa nhật bản
Tuy chó và mèo đều là những người bạn thân thiết với con người, nhưng ở Nhật Bản họ yêu mèo một cách kỳ lạ. Điều này không có nghĩa là người Nhật không thích chó đâu nhé, chỉ là với họ, mèo có sự ưu tiên hơn một chút. Thậm chí với họ mèo là một con vật sẽ mang đến rất nhiều may mắn.
Người Nhật tin rằng, mèo là loài động vật có quyền năng bảo vệ và mang lại điềm lành. Từ lâu, nhiều cửa hàng của Nhật đã dùng hình ảnh chú mèo dơ một chân trước lên vẫy (maneki neko), như một biểu tượng “chiêu tài”, với hy vọng việc kinh doanh sẽ phát đạt, khách hàng tới đông hơn.
Không chỉ xuất hiện như một biểu tượng may mắn, nhiều công ty kinh doanh của Nhật Bản còn đưa hình ảnh những chú mèo cách điệu vào những sản phẩm của mình, nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Thậm chí, có những thương hiệu còn “gắn” với loài mèo, điển hình như Hello Kitty.
3: Luôn luôn đúng giờ
Đúng giờ – nét đẹp văn hóa của người Nhật Bản
Nhiều người nước ngoài khi mới đến Nhật Bản đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thấy tàu điện tại đây chạy rất đúng giờ. Luôn là như thế. Người Nhật rất nghiêm khắc với bản thân về chuyện giờ giấc.
Đúng giờ là một đức tính cần thiết ở một xã hội văn minh, nó nói lên độ tin cậy và tinh thần tôn trọng người khác.
Đúng giờ thể hiện tinh thần trách nhiệm, lối sống khoa học và sự chuyện nghiệp trong công việc của một người.
So với các dân tộc khác, người Nhật rất tôn trọng giờ hẹn, giờ đi làm, giờ dự tiệc hoặc giờ tham dự một buổi họp.
Ở Nhật, kể từ khi tàu điện siêu tốc xuất hiện vào năm 1964 đến nay, nếu trễ hẹn một phút thôi bạn đã bị khiển trách ngay. Trong khi đó ở các nước khác như: ở Ý là trên 15 phút, ở Anh là trên 10 phút, ở Đức là trên 5 phút.Còn ở Việt Nam mình thì sao? Trên 30 phút hay 1 tiếng ?… thì mới bị nói là trễ hẹn.
Khi đi tàu siêu tốc, bạn chỉ cần đến trễ giờ tàu chạy 1 phút thậm chí là 30 giây rất có thể bạn sẽ phải mua vé lượt sau
Có thể thấy rằng người Nhật luôn đúng giờ với mọi hình thức trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là giờ hẹn, giờ đi làm, giờ dự tiệc hoặc giờ tham dự một buổi họp.
Nếu muốn làm việc, học tập tại Nhật Bản hoặc làm việc cho các công ty Nhật tại Việt Nam bạn cần học tập và tuân thủ các quy tắc đúng giờ của người Nhật như sau:
Nhân viên trong công ty Nhật Bản luôn được yêu cầu phải giữ đúng hẹn, tuyệt đối không được để khách chờ.
Việc đến trước giờ hẹn 5 phút được coi là văn hóa tối thiểu của người đi làm.
Hẹn qua điện thoại trước khi đến công ty được coi như một phép lịch sự. Nếu vì lí do nào đó không thể đến công ty đúng giờ thì bạn cần thông báo trước qua điện thoại.
Đến công ty đúng giờ được coi là một nguyên tắc, thâm chí phải chạy thật nhanh cho kịp giờ làm việc.
Giao hàng cho khách đúng giờ được coi là một nguyên tắc bất di bất dịch. Công ty nào không giao hàng cho khách kịp thời hạn sẽ gây trở ngại cho khách hàng, đánh mất tín nhiệm và uy tín của mình trước khách hàng. Vì vậy các công ty Nhật luôn cố gắng khắc phục tất cả các khó khăn để có thể giao hàng đúng hẹn.
Đúng giờ là một nét văn hóa đẹp của người Nhật, thói quen ấy cũng có nhiều nguyên nhân. Do dân cư đông đúc và thịnh vượng, người Nhật buộc phải thu xếp thời gian trước hàng tháng trời để tham gia các hoạt động như vui chơi, giải trí, đăng kí xe điện đường dài  nhất là trong mùa kinh doanh bận rộn. Trong hoàn cảnh đó ở Nhật, việc bạn trễ giờ sẽ để lại ấn tượng không tốt.
4: Đồng phục học sinh với nhiều style siêu “kool”
Đồng phục Nhật Bản đã có tuổi đời tới 150 năm. Nó lần đầu tiên được ra đời vào thời Minh Trị với mục đích là nhằm xóa bỏ đi khoảng cách giàu nghèo trong trường học. Kiểu đồng phục đầu tiên là một bộ áo sơ mi đi kèm kimono và quần hakama (quần hakama là kiểu quần giống váy xếp nếp).
Sau đó, khi văn hóa phương Tây du nhập, đồng phục Nhật Bản có nhiều sự đổi khác. Học sinh mặc áo khoác tên gọi là Gakuran có phần cổ cao, đứng và quần thủy thủ màu xanh đen hoặc đen lấy cảm hứng từ trang phục quân đội Phổ (Vào thời điểm đó quân đội Phồ được xem là mạnh nhất thế giới).
Bộ đồng phục phong cách thủy thủ nổi tiếng của xứ Phù Tang được ra đời vào năm 1920. Tới năm 1980, áo khoác blazer đổ bộ vào trường học.
Đồng phục nữ sinh Nhật Bản không thể thiếu những chiếc nơ xinh xắn. Chúng thường ít khi bị quy định quá chặt chẽ mà việc chọn lựa thường theo gu thời trang cá nhân. Chọn được chiếc nơ ưng ý để phối cùng đồng phục khá thú vị.
Chiều dài váy của đồng phục Nhật Bản thông thường cao 15cm trên đầu gối. Váy nữ sinh xứ hoa anh đào thường gây ấn tượng về độ ngắn. Nó bắt nguồn từ đặc thù của nước Nhật là một đất nước chịu nhiều thiên tai, đất đai nhiều nơi khô cằn, không thích hợp cho việc trồng trọt. Xưa kia bông sợi là thứ rất hiếm hoi vì thế trang phục dệt từ nhiều sợi là thứ rất đắt đỏ.
Người Nhật từ thời Edo thường mặc đồ ngắn để tiết kiệm vải. Ngay cả các chiến binh samurai trong một số nghi lễ cũng mặc áo giáp cùng quần cộc. Ngày nay, nhờ sự chịu thương chịu khó và bằng nghị lực tuyệt vời, nước Nhật đã trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới. Ngành công nghiệp dệt may xứ mặt trời mọc phát triển mạnh mẽ, vải sợi chắc chắn không còn là một thứ hiếm hoi nữa nhưng học sinh Nhật vẫn giữ thói quen từ thời ông cha, họ vẫn thường mặc quần, váy ngắn tới trường
Được “lăng xê” rất nhiều từ những bộ truyện tranh, phim hoạt hình, những bộ đồng phục của các nữ sinh ở đây luôn được thiết kế vô cùng kỹ lưỡng, đẹp và bắt mắt. Ở Nhật, bạn sẽ thấy đồng phục học sinh, đặc biệt là kiểu đồng phục thủy thủ có ở khắp mọi nơi. Bên cạnh vẻ gợi cảm với chiếc áo ôm sát, váy ngắn vài tấc như trong các bộ manga, cũng có những bộ đồng phục “kín cổng cao tường” mà vẫn vô cùng style kiểu áo sơ mi rộng, thêm áo khoác và váy thì luôn dài qua gối.
Đồng phục học sinh đã trở thành biểu tượng của Nhật Bản, đến nỗi bộ trưởng ngoại giao của Nhật từng nói “Chúng tôi hy vọng với những bộ đồng phục làm điểm khởi đầu, sẽ có nhiều người yêu thích Nhật Bản hơn”.
5: Cosplay khắp mọi nơi
văn hóa nhật bản
Cosplay là một từ tiếng Anh do người Nhật sáng tạo ra, là sự kết hợp của ” costume” (trang phục) và “role play” (hóa thân), được phát âm là kosupure (コスプレ) ở Nhật.  Từ này chỉ việc người hâm mộ các nhân vật trong manga, anime, tokusatsu, truyện tranh sách, tiểu thuyết đồ họa, video games, phim giả tưởng, ca sĩ nhân vật chính trị,… ăn mặc hoặc có điệu bộ giống nhân vật mà mình yêu thích. Những người này được gọi là cosplayers (ở Nhật đôi khi gọi tắt là reya). Họ có thể lập các nhóm/ câu lạc bộ để luyện tập và diễn cùng nhau. Ngoài ra, họ còn tham gia vào các sự kiện, lễ hội liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật có nhân vật giả tưởng được yêu thích, hoặc thậm chí tổ chức sự kiện riêng để biểu diễn.
Do sự phát triển và ảnh hưởng quá mạnh mẽ từ truyện tranh lẫn phim hoạt hình mà Nhật Bản còn phát triển thêm cả mộ bộ môn có tên là Cosplay. Từ này chỉ đến những người có sở thích hóa trang thành các nhân vật trong truyện hoặc hoạt hình từ quần áo, đầu tóc, cách trang điểm,… cho đến hàng tá các loại phụ kiện khác một cách cực kỳ nghiêm túc, tôn trọng và có đầu tư.
Thậm chí với họ việc mặc những bộ trang phục Cosplay đó đi ra phố cũng không đến mấy kỳ lạ như… chúng ta.
Từ cuối thập niên 1960, ở Hoa Kỳ, trong các lễ hội khoa học viễn tưởng (SF convention), đã có tiết mục biểu diễn của những người ăn mặc đóng giả các nhân vật trong các tác phẩm hư cấu, gọi là tiết mục masquerade. Các lễ hội hư cấu khoa học từ Hoa Kỳ đã lan sang nhiều nước khác, trong đó có Nhật Bản. Trong các lễ hội khoa học viễn tưởng đầu tiên tổ chức ở Nhật Bản cũng đã có tiết mục biểu diễn trang phục. Trong lễ hội lần thứ 17 ở Nhật Bản, nhóm Rōreriasu đã ăn mặc giống với nhân vật trong truyện Barsoom. Những người khác trong lễ hội đó trông thấy lại tưởng nhầm là nhóm Roreriasu ăn mặc giả nhân vật trong manga Umino toriton. Bản thân nhóm này cũng không bác bỏ sự hiểu nhầm nói trên. Môn cosplay ở Nhật Bản khởi nguồn như vậy. Sau này, trong các lễ hội khoa học viễn tưởng ở Nhật Bản đều có chương trình thi diễn cosplay.

5 comments:

  1. Casino889 nhà cái soi kèo ty-le-ca-cuoc-bong-da-hom-nay uy tín nhất tại Việt Nam
    Với nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng hoa hồng cao gấp 6 lần
    Dịch vụ rút nạp tiền nhanh gọn, thủ tục 15s và nhận tiền chỉ sau 5 phút
    Nhanh tay truy cập : soi kèo tài xỉu

    ReplyDelete
  2. This content is written very well.Your use of formatting when making your points makes your observations very clear and easy to understand.Thank you. điều kiện du học Nhật Bản

    ReplyDelete
  3. Thông tin đến bạn! IECS là công ty chuyên tư vấn du học Đức, đặc biệt là du học Đức ngành điều dưỡng tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra trung tâm cũng hỗ trợ việc xin VISA. Truy cập ngay https://www.duhocnghe.de/ để biết thêm nhiều thông tin và được hỗ trợ về du học Đức nha!

    ReplyDelete
  4. IECS là công ty chuyên tư vấn du học Đức, đặc biệt du học nghề Đức ngành điều dưỡng tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. IECS là trung tâm du học nghề Đức uy tín và tốt nhất Việt Nam. Xem thêm tại vuatiengduc để biết thêm chi tiết

    ReplyDelete
  5. IECS is a consulting company specializing in studying abroad in Germany, especially studying German nursing in Hanoi and Ho Chi Minh City. IECS is the most prestigious and best German vocational training center in Vietnam. See more at luatphapduc to know more

    ReplyDelete